Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Báo Nhật: Modi và Abe siết chặt tay đối phó Trung Quốc
Đích thân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đến cố đô Kyoto xinh đẹp đón người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi để rồi cùng dùng bữa tối thân mật tại thành phố cổ kính này.

 



Ông Modi gặp gỡ các quan chức Nhật Bản hôm 1/9.

 


Đây được xem là một cử chỉ ngoại giao thân thiện chưa có trong tiền lệ của nhà lãnh đạo đất nước Mặt trời mọc dành cho một vị quốc khách, trước khi hai bên bước vào hội đàm chính thức (trong ngày 1-9) tại thủ đô Tokyo. Sự chào đón thịnh tình và nồng ấm của Thủ tướng nước chủ nhà S.Abe dành cho người đồng cấp N.Modi đã phần nào cho thấy mối quan hệ hiện nay giữa hai cường quốc Châu Á này. 

 

Đây là chuyến công du Nhật Bản đầu tiên của ông N.Modi kể từ khi trở thành Thủ tướng Ấn Độ hồi tháng 5 vừa qua. Việc Thủ tướng N.Modi chọn Nhật Bản là quốc gia đầu tiên ngoài Nam Á để đi thăm sau khi nhậm chức cho thấy Nhật Bản có vị trí quan trọng như thế nào trong chiến lược đối ngoại của Ấn Độ. Tiếp nối một loạt thỏa thuận đã đạt được thời gian qua; đồng thời đẩy mạnh hợp tác hơn nữa trong các lĩnh vực quốc phòng, hạt nhân dân sự và kinh tế - thương mại… với xứ Mặt trời mọc là những trọng tâm ưu tiên trong nghị trình chuyến công du 5 ngày (từ 30-8 đến 3-9) của Thủ tướng N.Modi. Cụ thể, hai bên đã tập trung bàn thảo các lĩnh vực như: Hợp tác về kinh tế và an ninh; trong đó gồm năng lượng hạt nhân dân sự, xây dựng cơ sở hạ tầng tại Ấn Độ, đầu tư của Nhật Bản sang Ấn Độ cũng như việc Nhật Bản bán vũ khí cho Ấn Độ trong tương lai… Trên cơ sở đó, Thủ tướng S.Abe tuyên bố với người đồng cấp N.Modi rằng, Tokyo đặt mục tiêu tăng gấp đôi đầu tư trực tiếp vào quốc gia Nam Á trong vòng 5 năm, từ mức khoảng 2 tỷ USD của năm ngoái.

 

Chuyến công du Nhật Bản của Thủ tướng N.Modi dài thêm một ngày so với kế hoạch ban đầu, bởi ngoài thủ đô Tokyo, cố đô Kyoto được chọn làm điểm đến quan trọng. Thủ tướng N.Modi quyết định tới thăm "thành phố thông minh" Kyoto nhằm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm cho kế hoạch đồ sộ của ông - xây dựng 100 "thành phố thông minh" tại Ấn Độ - một dự án đầy tham vọng đang thu hút sự quan tâm của Nhật Bản, Singapore, Pháp và nhiều nước phát triển khác. Trong bối cảnh đó, việc Ấn Độ và Nhật Bản ký bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác phát triển thành phố Varanasi bên bờ sông Hằng thành một "thành phố thông minh" đã mở ra triển vọng hợp tác mới giữa nền văn minh sông Hằng với xứ Phù Tang. Thỏa thuận sẽ tạo điều kiện cho Nhật Bản và Ấn Độ hợp tác trong lĩnh vực bảo tồn di sản, hiện đại hóa thành phố, hợp tác trong lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa và các học viện. 

 

Trong bối cảnh Nhật Bản đang phụ thuộc lớn vào nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc - thị trường chiếm hơn 60% lượng đất hiếm nhập khẩu của Nhật Bản, việc lãnh đạo hai nước vừa đạt được thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực này trong cuộc hội đàm cấp cao tại thủ đô Tokyo có ý nghĩa quan trọng. Theo thỏa thuận vừa đạt được, việc sản xuất sẽ do Công ty Đất hiếm Ấn Độ (IREL), thuộc Bộ Năng lượng nguyên tử Ấn Độ và tập đoàn thương mại Toyota Tsusho của Nhật Bản đảm trách. Thỏa thuận sẽ giúp Ấn Độ xuất khẩu sang Nhật Bản khoảng 2.000-2.300 tấn/năm (bằng 15% nhu cầu đất hiếm/năm ở Nhật Bản), bắt đầu thực hiện từ tháng 2-2015. 

 

Có nhiều lý do khiến Ấn Độ và Nhật Bản ngày càng xích lại gần nhau hơn, đặc biệt trong bối cảnh Ấn Độ đang tồn tại những bất đồng về lãnh thổ, biên giới với Trung Quốc; trong khi đó căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp tại biển Hoa Đông có chiều hướng leo thang. Không khó khăn để nhận ra rằng, cùng với chiến lược xoay trục sang Châu Á của Mỹ, hay tham vọng vươn tầm ảnh hưởng ra thế giới của Trung Quốc, sự ấm lên trong quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản có vai trò quan trọng đối với sự phát triển cũng như an ninh của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Nếu so sánh Nhật Bản - Trung Quốc - Ấn Độ như một tam giác chiến lược tại Châu Á thì hợp tác quân sự và an ninh quốc phòng Nhật Bản - Ấn Độ sẽ góp phần điều chỉnh sự mất thăng bằng của tam giác này. Rõ ràng Ấn Độ và Nhật Bản là những đối tác không thể thiếu trong việc bảo đảm hòa bình và ổn định xuyên Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trước tham vọng ngày một rõ của Trung Quốc.

 

Quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba Châu Á vừa ghi nhận một bước tiến mới qua chuyến công du của Thủ tướng N.Modi. Sự tiến triển đáng ghi nhận này không nằm ngoài mục tiêu chiến lược của cả hai bên. Ngay từ khi lên cầm quyền, Thủ tướng N.Modi đã tuyên bố rằng quan hệ đối tác chiến lược và toàn cầu với Tokyo là một ưu tiên của New Delhi. Vì thế, Thủ tướng N.Modi trong phát biểu trước chuyến thăm đã kỳ vọng những thỏa thuận đạt được sẽ "viết nên một chương mới" trong quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản thời gian tới.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung (01-05-2024)
    Trung Quốc chạy thử nghiệm tàu sân bay thứ ba (01-05-2024)
    Haiti có Thủ tướng mới (01-05-2024)
    Israel không chấp nhận yêu cầu chấm dứt chiến tranh (01-05-2024)
    Israel sẽ tấn công vào Rafah bất kể có đạt được thỏa thuận ngừng bắn hay không (30-04-2024)
    Ukraine dùng tên lửa Mỹ tấn công cầu Crimea? (30-04-2024)
    Ukraine 'thách thức' Mỹ khi vẫn tấn công nhà máy lọc dầu Nga? (30-04-2024)
    Thái Lan thu hút lượng lớn khách du lịch Trung Quốc (30-04-2024)
    Mỹ và Anh kêu gọi phong trào Hamas cân nhắc đề xuất ngừng bắn 40 ngày (29-04-2024)
    Mỹ-Saudi Arabia gần hoàn tất thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ với Israel (29-04-2024)
    Ngoại trưởng Ai Cập: Chỉ có Mỹ mới có thể phá vỡ vòng xoáy bạo lực ở Gaza (29-04-2024)
    Đức bắt đầu xét xử vụ án âm mưu đảo chính bạo lực, tấn công Quốc hội (29-04-2024)
    Ukraine tuyên bố phá hủy hai đoàn tàu nằm sâu trong lãnh thổ Nga (29-04-2024)
    EU tuyên bố người châu Âu sẽ 'không hy sinh vì Donbass', nhưng khẳng dịnh hỗ trợ Kiev (29-04-2024)
    Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm? (27-04-2024)
    Mohamed Salah cãi nhau với Jurgen Klopp (27-04-2024)
    Australia công bố khoản viện trợ mới trị giá 100 triệu AUD cho Ukraine (27-04-2024)
    Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah (25-04-2024)
    Nga cảnh báo đanh thép nếu NATO triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan (25-04-2024)
    Khả năng Nga giành được pháo đài phòng thủ Chasiv Yar của Ukraine (25-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Putin:“Nếu muốn, quân đội của tôi có thể chiếm Kiev trong 2 tuần" (02-09-2014)
    Cân bằng tam giác chiến lược Nhật, Trung, Ấn (01-09-2014)
    Dân Hong Kong đòi "làm loạn" chống cuộc bầu cử của TQ (01-09-2014)
    Nhà báo chiến trường - “núi tiền di động” (31-08-2014)
    Liên minh châu Âu giơ cao phạt khẽ? (31-08-2014)
    Triều Tiên đẩy nhanh quá trình 'thoát Trung' (31-08-2014)
    Saudi Arabia cảnh báo khủng bố sắp tấn công phương Tây, Mỹ (31-08-2014)
    Cuộc chiến các siêu cường và cục diện mới (31-08-2014)
    Xe bọc thép Trung Quốc “gây náo động” ở Hồng Kông (30-08-2014)
    Bí ẩn chết người trong máy tính của Nhà nước Hồi giáo (30-08-2014)
    Tham vọng bá chủ của ông Tập Cận Bình (30-08-2014)
    Nga-Mỹ thua thiệt, Trung Quốc đắc lợi (30-08-2014)
    Tiến trình hòa bình Trung Đông: Vì ai nên nỗi? (Kỳ 4) (29-08-2014)
    Anh - "vườn ươm" Hồi giáo cực đoan (29-08-2014)
    Tình hình Ukraine: Những nước cờ mới (29-08-2014)
    TQ “nhờn mặt”, tìm cách đuổi Mỹ ra khỏi châu Á-TBD? (29-08-2014)
    Hamas – quân pháo trên bàn cờ chính trị Trung Đông (Kỳ 3) (28-08-2014)
    Ấn-Nhật thắt chặt tình mến thân, Trung Quốc nóng mặt (28-08-2014)
    Người "nhìn thấu" tương lai nhân loại đến năm 7000 (28-08-2014)
    Vì sao Ucraine 'càng giãy càng đau'? (28-08-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152831920.